24 Tháng Mười Hai 2024
Thông báo

Những tiện ích người dân được hưởng sau khi triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư

Chuyên mục: Thông tin tuyên truyền, Tin tức, sự kiện | Người đăng: Hồ Thị Hồng Nga | Ngày đăng: 14/09/2022 | Số lần xem: 1101

Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ký, ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Gọi tắt là Đề án 06).

I. Đề án 06 là gì?

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phục vụ có hiệu quả 5 nhóm tiện ích là:

(1) Ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó ưu tiên hàng đầu là 25 thủ tục thiết yếu liên quan đến người dân;

(2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội;

(3) Ứng dụng phục vụ xây dựng công dân số;

(4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư;

(5) Ứng dụng phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

Tương ứng với đó là danh mục 52 nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương với các mốc thời gian hoàn thành rất cụ thể. Duy trì, phát triển, mở rộng cơ sở hạ tầng thông tin, các ứng dụng dịch vụ, thông tin dân cư trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo lập tài nguyên dữ liệu số tập trung, thống nhất trên không gian số. Theo lộ trình của Đề án 06, các thông tin công dân sẽ dần được tích hợp trên thẻ CCCD gắn chíp điện tử, cùng với ứng dụng VNEID sẽ giúp người dân chỉ sử dụng duy nhất thế CCCD thay thế nhiều giấy tờ khác để thực hiện các giao dịch với các cơ quan Nhà nước, bảo đảm chính xác và thuận tiện. Hiện nay, Bộ Công an đã kết nối với dữ liệu bảo hiểm xã hội và công dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chíp điện tử để khám bệnh bảo hiểm tại các cơ sở y tế. Theo lộ trình, các thông tin về y tế, giấy phép lái xe, thẻ tín dụng, an sinh xã hội... tiếp tục được nghiên cứu, tích hợp để thực hiện các yêu cầu đa dạng của người dân trên các lĩnh vực.

Theo nội dung trong Đề án 06, sẽ lần lượt triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu trên cổng dịch vụ công Quốc gia:

1. Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân.

3. Đăng ký thường trú.

4. Đăng ký tạm trú.

5. Khai báo tạm vắng.

6. Thông báo lưu trú.

7. Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy.

8. Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội).

9. Đăng ký khai sinh.

10. Đăng ký khai từ.

11. Đăng ký kết hôn.

12. Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông.

13. Thủ tục làm con dấu mới và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.

14. Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu.

15. Liên thông đăng ký khai từ - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí.

16. Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phi.

17. Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia dinh.

18. Đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân.

19. Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ).

20. Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe.

21. Đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng.

22. Cấp phiếu lý lịch tư pháp.

23. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp.

24. Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V).

25. Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện.

Để đảm bảo công dân được hưởng đầy đủ các tiện ích của dịch vụ công quốc gia, mỗi công dân cần có Định danh điện tử cá nhân. Cụ thể như sau:

II. Số định danh cá nhân? Tài Khoản Định Danh Điện Tử Là Gì ? Những Vấn Đề Liên Quan?

1. Số định danh cá nhân là gì:

Số định danh cá nhân của công dân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC), cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi đăng ký khai sinh và gắn với họ đến khi chết, không thay đổi trong suốt cuộc đời, không được lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu thông tin công dân trên CSDLQGVDC và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác. Là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Với những công dân đã được cấp Căn cước công dân thì 12 số của Căn cước công dân chính là Số định danh cá nhân.

3. Về tiện ích của tài khoản định danh điện tử:

a. Những lợi ích người dân được hưởng khi định danh điện tử:

Khi người dân sử dụng tài khoản định danh điện từ sẽ được hưởng những lợi ích sau:

- Người dân có thể thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử, ở mọi lúc mọi nơi, đảm bảo tin cậy, chính xác, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả thay cho việc thực hiện các giao dịch với phương pháp truyền thống (giấy tờ tùy thân, gặp mặt trực tiếp,…) Tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.

- Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ mà họ đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia như: giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế... Như vậy, khi người dân giao dịch hành chính sẽ giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo.

- Việc cấp định danh điện tử cho công dân trong thời gian tới để tạo tiện ích lớn nhất cho công dân trong quá trình triển khai, thực hiện 25 thủ tục hành chính công thiết yếu, ưu tiên tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công quốc gia.

b. Lợi ích đối với cơ quan, tổ chức

- Cơ quan, tổ chức được kết nối đến hệ thống định danh điện tử, sử dụng định danh điện tử đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp.

- Các cơ quan, tổ chức có thể giảm thiểu nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí lưu trữ và in ấn các loại giấy tờ khi người dân sử dụng định danh điện tử.

- Cơ quan, tổ chức có thể thực hiện giải quyết trực tuyến các thủ tục hành chính cho người dân đảm bảo chính xác, nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt giúp giữ khoảng cách, tránh tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay.

c. Lợi ích đối với doanh nghiệp

- Doanh nghiệp kết nối đến hệ thống định danh điện tử, sử dụng các dịch vụ định danh điện tử đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp khi được sự đồng ý của công dân.

- Định danh điện tử cung cấp cho doanh nghiệp một phương thức thanh toán đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu các thủ tục về giấy tờ.

4. Về diện đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử

Việc cấp tài khoản định danh điện tử trước mắt được áp dụng đối với công dân thuộc diện cấp mới, cấp đổi, cấp lại CCCD. Theo đó cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên đăng ký tài khoản định danh điện tử thông qua ứng dụng định danh điện tử. Đối với cá nhân chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với người được giám hộ khác thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.

5. Quy trình cấp tài khoản định danh điện tử

Quy trình cấp tài khoản định danh điện tử được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Công dân đăng ký với cán bộ tiếp nhận giấy tờ các thông tin như giấy định danh cá nhân, số điện thoại, Email. Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử).

Bước 2: Công dân làm hồ sơ cấp mới, cấp đổi, cấp lại Căn cước công dân gắn chip điện tử (gồm thông tin nhân thân, cùng thông tin sinh trắc) kèm hồ sơ định danh điện tử. Trường hợp muốn đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... cần đem theo các loại giấy tờ gốc để đối chiếu, cập nhật thông tin.

Bước 3: Tài khoản định danh điện tử sẽ được hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an tự động xác thực, sau đó được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNEID của Bộ Công an, các bước tiếp theo thực hiện theo đúng quy trình cấp căn cước công dân.

Công dân có nhu cầu cấp tài khoản định danh điện tử có thể đến Đội QLHC Công an quận 10 (đi vào hẻm 51 thành thái, đối diện với trường dạy lái xe Quân khu 7) trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần để được hướng dẫn, làm thủ tục.

In Đánh dấu và chia sẻ

Chuyên mục

Tranh cổ động