20 Tháng Chín 2024
Tin tức, sự kiện

Ngày Thalassemia 8/5/2023: “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương ai nòi giống”

Chuyên mục: Thông tin tuyên truyền, Tin tức, sự kiện | Người đăng: Hồ Thị Hồng Nga | Ngày đăng: 08/05/2023 | Số lần xem: 747

Ý nghĩa chủ đề hưởng ứng Ngày Thalassemia 8/5/2023: “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương ai nòi giống”

Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh

Theo Bộ Y tế, số trẻ bị dị tật bẩm sinh đang chiếm từ 1,5 - 2%, tức là hiện có khoảng 22.000 - 30.000 trẻ em có bệnh tật bẩm sinh. Trong số các dị tật, có các bệnh phổ biến, như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tan máu bẩm sinh (Thalassemia) thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, tình trạng tật, bệnh ở thai nhi và trẻ sơ sinh tại Việt Nam bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu, như: Sai lệch di truyền (bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn gene, rối loạn chuyển hóa…); trong quá trình mang thai, bà mẹ tiếp xúc môi trường độc hại (hóa chất, không khí, đất, nước…); mẹ uống thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ; mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai (giang mai, rubella, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng sinh dục)…

Hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới năm 2023 với chủ đề “Chung tay đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống”,

Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng về việc tham gia tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh. Tổ chức tuyên truyền, cung cấp thông tin về tình hình các bệnh do rối loạn di truyền nhiễm sắc thể, bệnh bẩm sinh. Nguyên nhân gây bệnh và các giải pháp chủ yếu trong điều trị và phòng, chống thông qua các hoạt động cung cấp tài liệu, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông tại các trường từ THCS đến THPT; tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về thực trạng, nguyên nhân và hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, chú trọng Quyết định 1807/QĐ-BYT, ngày 21/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh”.

Việc thực hiện tư vấn, tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh không chỉ là chuyện cá nhân của gia đình mà là bước đi lâu dài của ngành dân số nói riêng và xã hội nói chung. Mục tiêu đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai nòi giống, hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra.

Việc hạn chế đến mức thấp nhất người khuyết tật do các bệnh bẩm sinh gây ra là một trong những vấn đề được đặc biệt chú trọng để nâng cao chất lượng dân số. Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới đã nhấn mạnh mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2030, có 70% số phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% số trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

In Đánh dấu và chia sẻ